Những điều cần biết về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Mạng xã hội là một “thế giới thu nhỏ” phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực, có tác động không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Bên cạnh những điều tích cực thì mạng xã hội cũng mang đến không ít những điều tiêu cực. 

Để góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, hạn chế những điều tiêu cực thì MaiLike xin được bật mí những thông tin về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội qua bài viết sau đây. Cùng theo dõi ngay nhé!

Những điều cần biết về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Những điều cần biết về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội có mục đích gì?

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng đã được ra đời vào ngày 17/6/2021 theo quyết định số 874/QĐ-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Sự ra đời của Bộ quy tắc ứng xử nhằm mục đích:

  • Xây dựng chuẩn mực về đạo đức, tạo thói quen tích cực trong hành vi ứng xử của người dùng, góp phần xây dựng, phát triển mạng xã hội lành mạnh tại Việt Nam. 
  • Đảm bảo quyền tự do cá nhân – kinh doanh, không có sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước. 
  • Phù hợp với chuẩn mực, thông lệ hay các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp dụng cho đối tượng nào?

Khoản 2, Điều 2 trong Quyết định 874/QĐ-BTTTT đã quy định rõ ràng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được áp dụng cho 3 nhóm đối tượng sau:

  • Cơ quan nhà nước; cán bộ – công chức – viên chức; những người lao động trong cơ quan nhà nước có sử dụng các trang mạng xã hội. 
  • Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã và đang sử dụng mạng xã hội.
  • Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam. 

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gồm những nội dung nào?

Bộ quy tắc ứng xử trên MXH được phân chia thành các mục rõ ràng, dành cho từng nhóm đối tượng riêng biệt. Cụ thể là:

Bật mí các quy tắc ứng xử chung khi dùng mạng xã hội

Các quy tắc ứng xử dụng dành cho mọi đối tượng được quy định rõ ràng tại Điều 3 trong Quyết định 874/QĐ-BTTTT:

  • Tôn trọng: bao gồm việc tôn trọng pháp luật, tôn trong các quy định của nhà cung cấp mạng xã hội, tôn trọng những người tham gia mạng xã hội và tôn trọng chính bản thân mình. 
  • Lành mạnh: hành vi ứng xử trên mạng xã hội đảm bảo phải phù hợp với văn hóa truyền thống, đạo đức của dân tộc Việt Nam. 
  • An toàn: người dùng mạng xã hội phải tuân thủ và thực hiện các quy định về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin. 
  • Trách nhiệm: người dùng phải chịu trách nhiệm về các hành vi ứng xử của mình trên mạng xã hội. Đồng thời người dùng và nhà cung cấp có trách nhiệm phải phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội. 
Các quy tắc ứng xử chung khi tham gia và sử dụng mạng xã hội
Các quy tắc ứng xử chung khi tham gia và sử dụng mạng xã hội

Quy tắc ứng xử dành cho tổ chức, cá nhân khi dùng mạng xã hội

Quy tắc ứng xử dành cho đối tượng là các tổ chức, cá nhân tham gia mạng xã hội được nêu rõ trong Điều 4 Quyết định 874/QĐ-BTTTT, bao gồm những nội dung sau:

  • Trước khi đăng ký – tham gia mạng xã hội, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ càng và tuân thủ các điều khoản – quy định – hướng dẫn sử dụng do nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đưa ra. 
  • Đăng ký tài khoản mạng xã hội bằng họ tên thật của cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức – doanh nghiệp. 
  • Người dùng phải tự quản lý, bảo mật thông tin về tài khoản mạng xã hội của mình. Đồng thời phải nhanh chóng thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ MXH và các cơ quan chức năng khi phát hiện tài khoản của mình bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, bị lợi dụng dùng vào mục đích không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân hay các tổ chức, đến trật tự an toàn xã hội, nghiêm trọng hơn là an ninh quốc gia. 
  • Chỉ chia sẻ những nguồn thông tin chính thống – đáng tin cậy; những điều tích cực, những tấm gương người tốt – việc tốt trong đời thực.
  • Tuyệt đối không đăng tải, lan truyền tin giả – tin sai sự thật hay những nội dung vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự – nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân khác. Không sử dụng ngôn từ – hình ảnh phản cảm, không quảng cáo – kinh doanh dịch vụ trái pháp luật. 
  • Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tham gia hoạt động giáo dục – bảo vệ đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn – lành mạnh nhất.  

Quy tắc ứng xử dành cho người trong cơ quan nhà nước

Điều 5 trong Quyết định số 874/QĐ-BTTTT đã nêu rõ nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dành cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước. 

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức và những người lao động trong Cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ phải tuân thủ một số quy tắc như:

  • Thực hiện theo các nội dung đã được quy định tại Điều 4 của Quyết định số 874/QĐ-BTTTT. 
  • Tuân thủ nội quy của cơ quan – tổ chức Nhà nước về việc cung cấp thông tin trên mạng xã hội. 
  • Kịp thời thông báo đến các cơ quan chủ quản để có hướng giải quyết hợp lý khi xuất hiện những ý kiến, thông tin trái chiều – vi phạm pháp luật có liên quan đến người đang làm việc tại cơ quan Nhà nước. 

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dành cho cơ quan nhà nước

Quy tắc ứng xử khi tham gia mạng xã hội dành cho các cơ quan Nhà nước được quy định rõ ràng tại Điều 6 của Quyết định số 874/QĐ-BTTTT. 

MaiLike xin được tổng hợp lại một số nội dung chính như sau:

  • Thực hiện nội dung quy định cho cơ quan – tổ chức được nêu tại Điều 4 của Quyết định số 874/QĐ-BTTTT. 
  • Có trách nhiệm quản lý và bảo mật thông tin tài khoản xã hội. Đồng thời phải nhanh chóng thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ MXH khi gặp trường hợp tài khoản của cơ quan nhà nước bị mất quyền kiểm soát, giả mạo. 
  • Các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội đảm bảo phải đồng bộ, thống nhất với những thông tin đã được cung cấp trên các kênh truyền thống chính thống khác. 
  • Nên có ý kiến phản hồi trên mạng xã hội về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và những quyền hạn của cơ quan nhà nước. 

XEM THÊM >>> Mailike – đơn vị cung cấp dịch vụ tăng comment Instagram uy tín và rẻ nhất thị trường!

Quy tắc ứng xử được quy định dành cho các cơ quan nhà nước tham gia mạng xã hội
Quy tắc ứng xử được quy định dành cho các cơ quan nhà nước tham gia mạng xã hội

Bộ quy tắc ứng xử dành cho đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Toàn bộ Điều 7 của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là những nội dung dành riêng cho đối tượng là các nhà cung cấp dịch vụ MXH. Cụ thể như sau:

  • Phải công khai rõ ràng các điều khoản khi sử dụng mạng xã hội, bao gồm quyền và nghĩa vụ của người dùng và nhà cung cấp. 
  • Ban hành và công bố các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời những nội dung, thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật. 
  • Cần phải phối hợp với các tổ chức, cá nhân sử dụng MXH để xử lý khi nhận được thông báo từ các đơn vị chức năng có thẩm quyền yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền – vi phạm pháp luật Việt Nam. 
  • Hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những đối tượng “yếu thế” trong xã hội (như người nghèo khổ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên) sử dụng MXH lành mạnh, an toàn, tránh bị lạm dụng, bạo lực tinh thần trên MXH. Đồng thời phải có biện pháp để đảm bảo an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ trên MXH theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. 
  • Tôn trọng quyền bảo mật thông tin của người dùng MXH, không tự tý thu nhập và cung cấp thông tin của người dùng cho bên thứ 3 khi chưa được chủ thể đó cho phép.  

Xử phạt khi vi phạm Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Trên thực tế có không ít các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để thực hiện những hành vi sai trái, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống thực. 

Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã nêu rõ các mức xử phạt hành chính đối với các cá nhân – tổ chức vi phạm quy tắc ứng xử trên MXH. Nội dung cụ thể như sau:

Mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp lợi dụng mạnh xã hội để thực hiện các hành vi:

  • Cung cấp – lan truyền thông tin sai sự thật, giả mạo, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cá nhân, cơ quan tổ chức. 
  • Chia sẻ những thông tin nhằm cổ súy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy trái với văn hóa – thuần phong mỹ tục của đất nước Việt Nam.
  • Cung cấp, chia sẻ rộng rãi những thông tin miêu tả chi tiết về hành động chém, giết, tai nạn,…
  • Chia sẻ trên mạng xã hội những thông tin bịa đặt khiến mọi người hoang mang, thông tin nhằm kích động bạo lực, tệ nạn xã hội. 
  • Quảng cáo, chia sẻ, tuyên truyền những thông tin về hàng hóa, dịch vụ, đường dẫn đến thông tin có nội dung bị cấm. 
  • Chia sẻ các tác phẩm văn học  – nghệ thuật, báo chí mà chưa có sự đồng ý của chủ thể sở hữu, hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định tịch thu, cấm lưu hành. 
  • Chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia. 

Mức phạt từ 20-30 triệu đồng đối với những hành vi tiết lộ – lan truyền trên mạng xã hội những thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, đời tư của các cá nhân mà chưa đến mức truy cứu hình sự. 

Ngoài hình thức phạt tiền quy định này cũng buộc người vi phạm phải gỡ bỏ những bài đăng có thông tin sai sự thật. 

Xử phạt hành chính với các trường hợp vi phạm quy định khi tham gia mạng xã hội
Xử phạt hành chính với các trường hợp vi phạm quy định khi tham gia mạng xã hội

Trên đây là toàn bộ nội dung về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bạn hãy dành thời gian theo dõi và tuân thủ để trở thành người dùng thông minh, góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh nhé. 

Mọi thông tin liên quan đến mạng xã hội, vui lòng liên hệ ngay với MaiLike.xyz để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.